Vai trò của Aspirin trong thai kỳ

Ngày đăng: 15/07/2022

Aspirin có trong lá cây liễu rất phổ biến khắp trên thế giới. Nó được sử dụng từ cách đây 2400 năm để chữa bệnh. Năm 1853, nhà hoá học Charles Frédéric Gerhardt đã chiết xuất được chất acetylsalicylic acid lần đầu tiên. Đến nữa sau của thế kỷ 19 đã xác định được cấu trúc phân tử của nó và việc sản xuất Aspirin bắt đầu từ đó. Năm 1899, Bayer đã đặt tên là Aspirin và bán khắp trên thế giới.

Trãi qua những thăng trầm trong điều trị vì tác dụng phụ của Aspirin được xem là chất gây loét dạ dày, đến nay Aspirin vẫn còn được sử dụng để điều trị rất nhiều chứng bệnh như: Cao huyết áp, thuyên tắc mạch máu, rối loạn đông chảy máu…

Trong Sản khoa, ngày nay Aspirin còn được sử dụng để phòng ngừa bệnh lý nguy hiểm đến sức khoẻ của mẹ và bé, đó là phòng ngừa tiền sản giật:

Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng: Đối với phụ nữ có nguy cơ cao bị bệnh tiền sản giật, thì một liều thấp Aspirin nên được sử dụng trong giai đoạn sớm của thai kỳ (>81mg/ngày). Trong một nghiên cứu đa trung tâm, với hơn 1800 phụ nữ có nguy cơ cao bị tiền sản giật, việc sử dụng liều Aspirin 150mg từ cuối tam cá nguyệt thứ nhất đến 36 tuần, sẽ làm giảm nguy cơ bị tiền sản giật đến 60% so sánh với nhóm dùng giả dược. Dựa vào nghiên cứu này và một số dự liệu khác, chúng tôi khuyến cáo rằng: một liều 100-150mg Aspirin thì tốt hơn liều thấp. Ở Mỹ, khuyến cáo nên uống 1,5 viên Aspirin (81mg) hoặc 1 viên 81mg cũng chứng minh được hiệu quả phòng ngừa tiền sản giật.

Nguồn: Uptodate Dose of aspirin for prevention of preeclampsia (July 2017)